Truy cập

Hôm nay:
7
Hôm qua:
59
Tuần này:
66
Tháng này:
2154
Tất cả:
415762

Ý kiến thăm dò

ĐẢNG BỘ XÃ THĂNG THỌ

Ngày 22/08/2024 14:27:15

ĐẢNG BỘ XÃ THĂNG THỌ 70 NĂM XAY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Đảng bộ xã Thăng Thọ, 70 xây dựng và trưởng thành

Cách đây 70 năm, ngày 01/9/1954, trên quê hương Thăng Thọ đã diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng, Chi bộ Thăng Thọ – tiền thân của Đảng bộ xã Thăng Thọ ngày nay chính thức được ra đời. Từ đây, mọi phong trào cách mạng của xã Thăng Thọ được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chi bộ đảng, là mốc son đánh dấu sự ra đời, phát triển của Đảng bộ.

Với diện tích tự nhiên 7,05km, dân số 5.760 người, xã Thăng Thọ thuộc vùng đồng bằng, nằm ở phía Nam huyện Nông Cống. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Nhân dân Thăng Thọ giàu truyền thống yêu nước, đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất, nhiều con em xa quê thành danh luôn hướng về nguồn cội. Xã có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, có 2 tuyến Quốc lộ 505, Tỉnh lộ 525 và đường bộ cao tốc Bắc – Nam chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi để Thăng Thọ đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo việc thông thương và giao lưu văn hóa với các vùng trong huyện.

Nhìn lại quá khứ, con người đã đặt chân đến Thăng Thọ trú ngụ, sinh sống, lập nghiệp từ khá sớm, hình thành những cộng đồng dân cư. Từ khoảng thế kỷ XVI-XVII, một nhóm cư dân đến vùng đất Nông Cống khai hoang lập nghiệp, thành lập làng Sa Vỹ (nay thuộc địa phận thôn Thọ Thượng). Sau một thời gian, do thiếu công cụ sản xuất, đất đai khô cằn, khó khăn trong việc canh tác, họ di cư đi nơi khác. Đến khoảng năm 1732, ông Tổ của dòng họ Bùi Hữu từ làng Thiện Kỳ, thị trấn Nghệ An, phủ Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu đi tìm vùng đất mới, mở mang cơ nghiệp và dừng chân tại đây. Họ Hoàng đến sau, cùng nhau đoàn kết lập nghiệp, lập nên thôn Thượng Vặn (là thôn Thọ Thượng ngày nay).

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tháng 11/1945, Chính phủ cách mạng lâm thời ra Sắc lệnh về việc bỏ đơn vị hành chính cấp xã (làng), tổng và cấp phủ của chế độ thực dân phong kiến để thành lập xã, huyện mới. Lúc này, 3 làng Thượng Vặn, Khang Ninh, Đông Thôn thuộc xã Thăng Bình.

Trong cuộc khánh chiến chống Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng xã Thăng Bình, Nhân dân 3 làng đã hăng hái đóng góp sức người, sức của phục vụ cho chiến trường. Thực hiện nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến, cán bộ và Nhân dân 3 làng đã ủng hộ hàng tấn lương thực, hàng chục nghìn đồng bạc. Với những đóng góp to lớn đó, Nhân dân 3 làng Thượng Vặn, Đông Thôn, Khang Ninh vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương các loại.

Sau cách mạng tháng Tám, bước vào giai đoạn cách mạng mới, cùng với cả nước, Nhân dân 3 làng đối mặt với nhiều khó khăn do hậu quả từ chính sách bóc lột của chế độ thực dân phong kiến và thiên tai, nhiều gia đình lao đao khổ cực. Song, cán bộ và Nhân dân trong xã đã từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ “diệt giặc đói, diệt giặc dốt”, “diệt giặc ngoại xâm”, hưởng ứng “tuần lễ vàng”.

Tháng 9/1954, thực hiện chủ trương của cấp trên về sắp xếp lại các đơn vị hành chính, xã Thăng Thọ được thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Thăng Bình. Tại thời điểm thành lập, xã Thăng Thọ gồm 3 làng, là: Thượng Vặn, Khang Ninh và Đông Thôn.

Để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của địa phương trong tình hình mới, ngày 01/9/1954, các Đảng viên xã Thăng Thọ tách khỏi Chi bộ Đảng xã Thăng Bình và thành lập Chi bộ Đảng xã Thăng Thọ gồm 3 tổ Đảng: Thượng Vặn, Khang Ninh và Đông Thôn do đồng chí Trịnh Đình Ý làm Bí thư Chi bộ lâm thời.

Năm 1955, Chi bộ tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 1955-1958. Đại hội tổng kết những kết quả trong xây dựng xã Thăng Thọ, xây dựng Chi bộ và chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đại hội bầu đồng chí Trịnh Đình Ý giữ chức Bí thư Chi bộ. Cùng thời điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã có quyết định chiến lược là đưa một số cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng. Huyện Nông Cống là địa phương của Thanh Hóa đón nhiều đồng bào miền Nam nhất. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song Chi bộ, chính quyền và Nhân dân Thăng Thọ đã dành tình cảm, sức lực và của cải để cưu mang, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam.

Năm 1958, Chi bộ tổ chức Đại hội lần thứ II đánh giá kết quả nhiệm kỳ qua, đề ra phương hướng nhiệm kỳ mới: Thực hiện cải cách ruộng đất, ổn định đời sống Nhân dân; củng cố hậu phương kháng chiến, tiếp tục chi viện nhân lực, của cải cho chiến trường; đảm bảo quốc phòng, an ninh; xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Ước mơ “người cày có ruộng” bao đời nay của nông dân thành hiện thực. Đại hội đề ra phương hướng mới trong nhiệm kỳ là: Xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể; tiếp tục phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội. Đại hội bầu đồng chí Lê Văn Vệ làm Bí thư Chi bộ. Hợp tác xã ra đời có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc cải tạo kinh tế, biến sản xuất cá thể trong nông nghiệp thành sản xuất tập thể ở xã Thăng Thọ. Tuy còn mới mẻ, song bước đầu thể hiện tính ưu việt của phương thức làm ăn tập thể, năng suất, sản lượng của những vụ đầu làm ăn tập thể cao hơn nhiều so với những hộ làm ăn cá thể.

Năm 1961, Chi bộ Đảng xã Thăng Thọ được Huyện ủy Nông Cống chuẩn y thành lập Đảng bộ. Đảng bộ được thành lập gồm 3 Chi bộ trực thuộc: Khang Ninh, Thượng Vặn, Đông Thôn, Đồng chí Bùi Ngọc Sơn được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu mốc lịch sử, khẳng định sự trưởng thành của tổ chức Đảng địa phương.

Tiếp đó, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 1961-1965. Đây là kỳ Đại hội đầu tiên của Đảng bộ. Nhân dân trong xã hết sức phấn khởi, chào mừng sự kiện này. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa I, trong phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ, đồng chí Nguyễn Khắc Bọc được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy. Ngoài phát triển trồng trọt và chăn nuôi, Đảng bộ xã Thăng Thọ chỉ đạo Hợp tác xã đầu tư phát triển ngành nghề phụ, giải quyết việc làm cho người dân lúc nông nhàn. Nghề mộc phát triển ở cả 3 làng, đặc biệt là làng Thượng Vặn. Thực hiện cuộc vận động “Ba ngọn cờ hồng” về xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp, Hợp xác xã mua bán và Hợp tác xã tín dụng, dưới sự hướng dẫn của huyện, năm 1963, xã Thăng Thọ thành lập Hợp tác xã mua bán do ông Bùi Viết Dạ làm Chủ nhiệm. Cũng trong năm 1963, hợp tác xã tín dụng được thành lập do ông Nguyễn Văn Hệ làm chủ nhiệm.

Giai đoạn từ 1967-1975, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức 7 kỳ Đại hội. Nghị quyết của các kỳ Đại hội giai đoạn này khẳng định: Dưới lá cờ Đảng quang vinh, Nhân dân Thăng Thọ không chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù, sẵn sàng hi sinh tính mạng, tài sản để bảo vệ sự bình yên của quê hương, nền độc lập của quốc gia, dân tộc. Trên cơ sở, các kỳ Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm là: Cán bộ, Đảng viên phải là lực lượng gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động, tuyên truyền để Nhân dân nhận thức rõ âm mưu của địch, về cuộc chiến tranh phi nghĩa, vừa phát triển kinh tế vừa chi viện cho tiền tuyến, với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ, lớp lớp người con quê hương Thăng Thọ đã lên đường tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Bất cứ ở đâu, những người con Thăng Thọ luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng được giao. Kết thúc hai cuộc chiến tranh thần thánh ấy, toàn xã có 212 thanh niên xung phong; 105 Liệt sĩ; 65 Thương binh, Bệnh binh và 7 bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Năm 1977, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1977-1979. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí, Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí, Đồng chí Nguyễn Khắc Dểnh được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đảng bộ huyện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã trong giai đoạn cách mạng mới, cấp ủy Đảng chú trọng củng cố hợp tác xã, tăng cường đưa Đảng viên vào các hợp tác xã để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng.

Năm 1979, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 1979-1981. Đồng chí Nguyễn Khắc Dểnh tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy. Cùng với nhiệm vụ khôi phục kinh tế và bảo vệ Tổ quốc, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng được quan tâm nhằm đảm bảo tổ chức và thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, Đảng bộ còn quan tâm đến việc củng cố chính quyền và các đoàn thể, coi trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, từng bước nâng cao vai trò quản lý của chính quyền về mọi mặt.

Khoảng năm 1980, làng Thượng Vặn được đổi tên thành Thọ Thượng; làng Khang Ninh đổi tên thành Thọ Khang; làng Đông Thôn đổi tên thành làng Thọ Đông và ổn định cho đến ngày nay.

Năm 1981, 1982,1984, Đảng bộ xã Thăng Thọ lần lượt tổ chức Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X, XI,XII. Giai đoạn này, Nghị quyết của các kỳ Đại hội tập trung thực hiện công tác khóan phải hài hòa 3 lợi ích (lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động). Nhân dân đã đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, đưa các giống lúa mới cho năng suất cao vào đồng ruộng.

Thực hiện quan điểm, chủ trương đổi mới toàn diện của Đảng, từ năm 1986, Đảng bộ bắt tay vào công cuộc cải cách, đổi mới tư duy trong phát triển kinh tế. Mô hình tổ chức sản xuất theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã không còn phù hợp, cần thiết phải thay đổi bằng cơ chế quản lý cởi mở, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, dần dần xác lập một nền kinh tế thị trường, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển toàn diện. Cùng với tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, xã đã có những giải pháp tiếp tục động viên Nhân dân phát triển các nghề thủ công truyền thống. Đảng bộ tiến hành thực hiện 3 giải pháp: Tăng cường công tác tổ chức, quản lý tốt trong các hợp tác xã nông nghiệp; tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật liên hoàn: phân, giống, chăm sóc đúng thời vụ; đẩy mạnh công tác thủy lợi, chủ động tưới tiêu, phòng chống thiên tai, vận động nông dân vào các hợp tác xã đạt trên 90%. Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, Đảng bộ xã Thăng Thọ đã lãnh đạo Nhân dân đoàn kết, tương trợ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách đưa Thăng Thọ ngày càng đi lên, bộ mặt nông thôn ngày càng thay da đổi thịt…

Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đai hội lần thứ XIII, XIV, XV, XVI, Nghị quyết các kỳ Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nông Cống, Ban Chấp hành Đảng bộ xã ngày càng phát huy cao vai trò hạt nhân lãnh đạo, luôn quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của Tỉnh ủy, Huyện ủy, coi trọng công tác xây dựng Đảng; đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhằm xây dựng Đảng vũng mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức lãnh đạo địa phương hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Đảng bộ xã đã chủ động cụ thể hóa các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, cùng Nhân dân cả nước thực hiện thành công công cuộc Khoán 10 và Khoán 100, đảm bảo quốc phòng – anh ninh. Tổng sản lượng lương thực tăng nhanh; chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chuyển từ cơ chế bao cấp, bước đầu phát triển theo hướng thị trường. Cơ sở hạ tầng điện – đường – trường – trạm được tăng cường. Văn hóa – xã hội không ngừng tiến bộ.

Tháng 11/1995, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 1995-2000. Đại hội tập trung đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVI, những thiếu sót cần khắc phục trong nhiệm kỳ tới. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 10 đồng chí, đồng chí Lê Xuân Hiển tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy.

Tháng 10/2000, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2000-2005. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 11 đồng chí. Đồng chí Lê Xuân Hiển tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy. Giai đoạn này, Đảng ủy xã Thăng Thọ tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên, diện mạo thông thôn có nhiều đổi khác. Đến năm 2005, xã có 80% nhà kiên cố, 90% số hộ có ti vi, 100% số hộ dùng điện lưới quốc gia.

Tháng 6/2005, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội lần thứ XIX. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, Đồng chí Bùi Ngọc Lâm được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy; đồng chí Bùi Viết Niên giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã. Giai đoạn này, kinh tế của xã tiếp tục tăng trưởng; trong 5 năm, tổng thu toàn xã đạt trên 7,4 tỷ đồng, bình quân hàng năm là 1,48 tỷ đồng, vượt 120% so với kế hoạch.

Tháng 4/2010, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XX. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, Đồng chí Bùi Ngọc Lâm tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy; đồng chí Bùi Viết Niên giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã. Giai đoạn này, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã Thăng Thọ tập trung triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tháng 4/2015, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, Đồng chí Bùi Viết Niên được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy; đồng chí Bùi Ngọc Lâm giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã. Đảng ủy tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Năm 2019, xã Thăng Thọ đã xây dựng thành công xã nông thôn mới và được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tháng 5/2020, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020- 2025 gồm 119 đại biểu tham dự. Tại đại hội, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 12 đồng chí. Đồng chí Phạm Hồng Khôi được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy; đồng chí Hoàng Thị An và đồng chí Nguyễn Văn Hưng được bầu giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy.

Tháng 3/2022, thực hiện chủ trương điều động luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý, đồng chí Phạm Quang Thuyên, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Thăng Long được điều động về làm Phó Bí thư, chủ tịch UBND xã Thăng Thọ; điều động đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Phó bí thư, Chủ tịch UBND xã Thăng Thọ về giữ chức Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Công Liêm; Tháng 01/2022, đồng chí Trần Văn Ngà- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã được Huyện ủy Nông Cống Quyết định chỉ định bổ sung UVBCH Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020- 2025, hiện tại tổng số Ban Chấp hành Đảng bộ xã là 13 đồng chí.

Đảng ủy đã có nhiều chủ trương giải pháp tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực, tập trung các nguồn lực để xây dựng cở sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu trong xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Huyện, của Tỉnh, của Tung ương, nhiều dự án lớn được khởi công xây dựng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân; cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, đồng bộ. Năm 2023, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã đạt 357,2 tỷ đồng, tăng 118,9 tỷ đồng so với năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người đạt 66,3 triệu đồng/người/năm, tăng 19,6 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,51%. Trong xã có sản phẩm Ống hút tre được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Nhìn lại chặng đường 70 năm, từ 15 Đảng viên, đến nay Đảng bộ xã Thăng Thọ đã không ngừng lớn mạnh, với 253 đảng viên và trải qua 22 kỳ Đại hội. Đội ngũ Đảng viên của Đảng bộ không chỉ tăng về số lượng mà trình độ chính trị, chuyên môn ngày càng được nâng cao, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng. Nhiều năm liền, Đảng bộ xã Thăng Thọ được Huyện ủy Nông Cống công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Truyền thống cách mạng và những kết quả đạt được trong suốt 70 năm qua sẽ là nền tảng, là động lực quan trọng để Đảng bộ xã Thăng Thọ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, phát huy sức mạnh đoàn kết, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội; quyết tâm xây dựng xã Thăng Thọ phát triển toàn diện và bền vững hơn nữa trong thời gian tới.

ĐẢNG BỘ XÃ THĂNG THỌ

Đăng lúc: 22/08/2024 14:27:15 (GMT+7)

ĐẢNG BỘ XÃ THĂNG THỌ 70 NĂM XAY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Đảng bộ xã Thăng Thọ, 70 xây dựng và trưởng thành

Cách đây 70 năm, ngày 01/9/1954, trên quê hương Thăng Thọ đã diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng, Chi bộ Thăng Thọ – tiền thân của Đảng bộ xã Thăng Thọ ngày nay chính thức được ra đời. Từ đây, mọi phong trào cách mạng của xã Thăng Thọ được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chi bộ đảng, là mốc son đánh dấu sự ra đời, phát triển của Đảng bộ.

Với diện tích tự nhiên 7,05km, dân số 5.760 người, xã Thăng Thọ thuộc vùng đồng bằng, nằm ở phía Nam huyện Nông Cống. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Nhân dân Thăng Thọ giàu truyền thống yêu nước, đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất, nhiều con em xa quê thành danh luôn hướng về nguồn cội. Xã có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, có 2 tuyến Quốc lộ 505, Tỉnh lộ 525 và đường bộ cao tốc Bắc – Nam chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi để Thăng Thọ đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo việc thông thương và giao lưu văn hóa với các vùng trong huyện.

Nhìn lại quá khứ, con người đã đặt chân đến Thăng Thọ trú ngụ, sinh sống, lập nghiệp từ khá sớm, hình thành những cộng đồng dân cư. Từ khoảng thế kỷ XVI-XVII, một nhóm cư dân đến vùng đất Nông Cống khai hoang lập nghiệp, thành lập làng Sa Vỹ (nay thuộc địa phận thôn Thọ Thượng). Sau một thời gian, do thiếu công cụ sản xuất, đất đai khô cằn, khó khăn trong việc canh tác, họ di cư đi nơi khác. Đến khoảng năm 1732, ông Tổ của dòng họ Bùi Hữu từ làng Thiện Kỳ, thị trấn Nghệ An, phủ Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu đi tìm vùng đất mới, mở mang cơ nghiệp và dừng chân tại đây. Họ Hoàng đến sau, cùng nhau đoàn kết lập nghiệp, lập nên thôn Thượng Vặn (là thôn Thọ Thượng ngày nay).

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tháng 11/1945, Chính phủ cách mạng lâm thời ra Sắc lệnh về việc bỏ đơn vị hành chính cấp xã (làng), tổng và cấp phủ của chế độ thực dân phong kiến để thành lập xã, huyện mới. Lúc này, 3 làng Thượng Vặn, Khang Ninh, Đông Thôn thuộc xã Thăng Bình.

Trong cuộc khánh chiến chống Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng xã Thăng Bình, Nhân dân 3 làng đã hăng hái đóng góp sức người, sức của phục vụ cho chiến trường. Thực hiện nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến, cán bộ và Nhân dân 3 làng đã ủng hộ hàng tấn lương thực, hàng chục nghìn đồng bạc. Với những đóng góp to lớn đó, Nhân dân 3 làng Thượng Vặn, Đông Thôn, Khang Ninh vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương các loại.

Sau cách mạng tháng Tám, bước vào giai đoạn cách mạng mới, cùng với cả nước, Nhân dân 3 làng đối mặt với nhiều khó khăn do hậu quả từ chính sách bóc lột của chế độ thực dân phong kiến và thiên tai, nhiều gia đình lao đao khổ cực. Song, cán bộ và Nhân dân trong xã đã từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ “diệt giặc đói, diệt giặc dốt”, “diệt giặc ngoại xâm”, hưởng ứng “tuần lễ vàng”.

Tháng 9/1954, thực hiện chủ trương của cấp trên về sắp xếp lại các đơn vị hành chính, xã Thăng Thọ được thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Thăng Bình. Tại thời điểm thành lập, xã Thăng Thọ gồm 3 làng, là: Thượng Vặn, Khang Ninh và Đông Thôn.

Để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của địa phương trong tình hình mới, ngày 01/9/1954, các Đảng viên xã Thăng Thọ tách khỏi Chi bộ Đảng xã Thăng Bình và thành lập Chi bộ Đảng xã Thăng Thọ gồm 3 tổ Đảng: Thượng Vặn, Khang Ninh và Đông Thôn do đồng chí Trịnh Đình Ý làm Bí thư Chi bộ lâm thời.

Năm 1955, Chi bộ tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 1955-1958. Đại hội tổng kết những kết quả trong xây dựng xã Thăng Thọ, xây dựng Chi bộ và chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đại hội bầu đồng chí Trịnh Đình Ý giữ chức Bí thư Chi bộ. Cùng thời điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã có quyết định chiến lược là đưa một số cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng. Huyện Nông Cống là địa phương của Thanh Hóa đón nhiều đồng bào miền Nam nhất. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song Chi bộ, chính quyền và Nhân dân Thăng Thọ đã dành tình cảm, sức lực và của cải để cưu mang, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam.

Năm 1958, Chi bộ tổ chức Đại hội lần thứ II đánh giá kết quả nhiệm kỳ qua, đề ra phương hướng nhiệm kỳ mới: Thực hiện cải cách ruộng đất, ổn định đời sống Nhân dân; củng cố hậu phương kháng chiến, tiếp tục chi viện nhân lực, của cải cho chiến trường; đảm bảo quốc phòng, an ninh; xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Ước mơ “người cày có ruộng” bao đời nay của nông dân thành hiện thực. Đại hội đề ra phương hướng mới trong nhiệm kỳ là: Xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể; tiếp tục phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội. Đại hội bầu đồng chí Lê Văn Vệ làm Bí thư Chi bộ. Hợp tác xã ra đời có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc cải tạo kinh tế, biến sản xuất cá thể trong nông nghiệp thành sản xuất tập thể ở xã Thăng Thọ. Tuy còn mới mẻ, song bước đầu thể hiện tính ưu việt của phương thức làm ăn tập thể, năng suất, sản lượng của những vụ đầu làm ăn tập thể cao hơn nhiều so với những hộ làm ăn cá thể.

Năm 1961, Chi bộ Đảng xã Thăng Thọ được Huyện ủy Nông Cống chuẩn y thành lập Đảng bộ. Đảng bộ được thành lập gồm 3 Chi bộ trực thuộc: Khang Ninh, Thượng Vặn, Đông Thôn, Đồng chí Bùi Ngọc Sơn được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu mốc lịch sử, khẳng định sự trưởng thành của tổ chức Đảng địa phương.

Tiếp đó, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 1961-1965. Đây là kỳ Đại hội đầu tiên của Đảng bộ. Nhân dân trong xã hết sức phấn khởi, chào mừng sự kiện này. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa I, trong phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ, đồng chí Nguyễn Khắc Bọc được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy. Ngoài phát triển trồng trọt và chăn nuôi, Đảng bộ xã Thăng Thọ chỉ đạo Hợp tác xã đầu tư phát triển ngành nghề phụ, giải quyết việc làm cho người dân lúc nông nhàn. Nghề mộc phát triển ở cả 3 làng, đặc biệt là làng Thượng Vặn. Thực hiện cuộc vận động “Ba ngọn cờ hồng” về xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp, Hợp xác xã mua bán và Hợp tác xã tín dụng, dưới sự hướng dẫn của huyện, năm 1963, xã Thăng Thọ thành lập Hợp tác xã mua bán do ông Bùi Viết Dạ làm Chủ nhiệm. Cũng trong năm 1963, hợp tác xã tín dụng được thành lập do ông Nguyễn Văn Hệ làm chủ nhiệm.

Giai đoạn từ 1967-1975, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức 7 kỳ Đại hội. Nghị quyết của các kỳ Đại hội giai đoạn này khẳng định: Dưới lá cờ Đảng quang vinh, Nhân dân Thăng Thọ không chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù, sẵn sàng hi sinh tính mạng, tài sản để bảo vệ sự bình yên của quê hương, nền độc lập của quốc gia, dân tộc. Trên cơ sở, các kỳ Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm là: Cán bộ, Đảng viên phải là lực lượng gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động, tuyên truyền để Nhân dân nhận thức rõ âm mưu của địch, về cuộc chiến tranh phi nghĩa, vừa phát triển kinh tế vừa chi viện cho tiền tuyến, với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ, lớp lớp người con quê hương Thăng Thọ đã lên đường tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Bất cứ ở đâu, những người con Thăng Thọ luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng được giao. Kết thúc hai cuộc chiến tranh thần thánh ấy, toàn xã có 212 thanh niên xung phong; 105 Liệt sĩ; 65 Thương binh, Bệnh binh và 7 bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Năm 1977, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1977-1979. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí, Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí, Đồng chí Nguyễn Khắc Dểnh được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đảng bộ huyện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã trong giai đoạn cách mạng mới, cấp ủy Đảng chú trọng củng cố hợp tác xã, tăng cường đưa Đảng viên vào các hợp tác xã để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng.

Năm 1979, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 1979-1981. Đồng chí Nguyễn Khắc Dểnh tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy. Cùng với nhiệm vụ khôi phục kinh tế và bảo vệ Tổ quốc, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng được quan tâm nhằm đảm bảo tổ chức và thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, Đảng bộ còn quan tâm đến việc củng cố chính quyền và các đoàn thể, coi trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, từng bước nâng cao vai trò quản lý của chính quyền về mọi mặt.

Khoảng năm 1980, làng Thượng Vặn được đổi tên thành Thọ Thượng; làng Khang Ninh đổi tên thành Thọ Khang; làng Đông Thôn đổi tên thành làng Thọ Đông và ổn định cho đến ngày nay.

Năm 1981, 1982,1984, Đảng bộ xã Thăng Thọ lần lượt tổ chức Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X, XI,XII. Giai đoạn này, Nghị quyết của các kỳ Đại hội tập trung thực hiện công tác khóan phải hài hòa 3 lợi ích (lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động). Nhân dân đã đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, đưa các giống lúa mới cho năng suất cao vào đồng ruộng.

Thực hiện quan điểm, chủ trương đổi mới toàn diện của Đảng, từ năm 1986, Đảng bộ bắt tay vào công cuộc cải cách, đổi mới tư duy trong phát triển kinh tế. Mô hình tổ chức sản xuất theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã không còn phù hợp, cần thiết phải thay đổi bằng cơ chế quản lý cởi mở, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, dần dần xác lập một nền kinh tế thị trường, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển toàn diện. Cùng với tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, xã đã có những giải pháp tiếp tục động viên Nhân dân phát triển các nghề thủ công truyền thống. Đảng bộ tiến hành thực hiện 3 giải pháp: Tăng cường công tác tổ chức, quản lý tốt trong các hợp tác xã nông nghiệp; tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật liên hoàn: phân, giống, chăm sóc đúng thời vụ; đẩy mạnh công tác thủy lợi, chủ động tưới tiêu, phòng chống thiên tai, vận động nông dân vào các hợp tác xã đạt trên 90%. Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, Đảng bộ xã Thăng Thọ đã lãnh đạo Nhân dân đoàn kết, tương trợ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách đưa Thăng Thọ ngày càng đi lên, bộ mặt nông thôn ngày càng thay da đổi thịt…

Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đai hội lần thứ XIII, XIV, XV, XVI, Nghị quyết các kỳ Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nông Cống, Ban Chấp hành Đảng bộ xã ngày càng phát huy cao vai trò hạt nhân lãnh đạo, luôn quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của Tỉnh ủy, Huyện ủy, coi trọng công tác xây dựng Đảng; đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhằm xây dựng Đảng vũng mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức lãnh đạo địa phương hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Đảng bộ xã đã chủ động cụ thể hóa các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, cùng Nhân dân cả nước thực hiện thành công công cuộc Khoán 10 và Khoán 100, đảm bảo quốc phòng – anh ninh. Tổng sản lượng lương thực tăng nhanh; chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chuyển từ cơ chế bao cấp, bước đầu phát triển theo hướng thị trường. Cơ sở hạ tầng điện – đường – trường – trạm được tăng cường. Văn hóa – xã hội không ngừng tiến bộ.

Tháng 11/1995, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 1995-2000. Đại hội tập trung đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVI, những thiếu sót cần khắc phục trong nhiệm kỳ tới. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 10 đồng chí, đồng chí Lê Xuân Hiển tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy.

Tháng 10/2000, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2000-2005. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 11 đồng chí. Đồng chí Lê Xuân Hiển tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy. Giai đoạn này, Đảng ủy xã Thăng Thọ tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên, diện mạo thông thôn có nhiều đổi khác. Đến năm 2005, xã có 80% nhà kiên cố, 90% số hộ có ti vi, 100% số hộ dùng điện lưới quốc gia.

Tháng 6/2005, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội lần thứ XIX. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, Đồng chí Bùi Ngọc Lâm được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy; đồng chí Bùi Viết Niên giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã. Giai đoạn này, kinh tế của xã tiếp tục tăng trưởng; trong 5 năm, tổng thu toàn xã đạt trên 7,4 tỷ đồng, bình quân hàng năm là 1,48 tỷ đồng, vượt 120% so với kế hoạch.

Tháng 4/2010, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XX. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, Đồng chí Bùi Ngọc Lâm tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy; đồng chí Bùi Viết Niên giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã. Giai đoạn này, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã Thăng Thọ tập trung triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tháng 4/2015, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, Đồng chí Bùi Viết Niên được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy; đồng chí Bùi Ngọc Lâm giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã. Đảng ủy tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Năm 2019, xã Thăng Thọ đã xây dựng thành công xã nông thôn mới và được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tháng 5/2020, Đảng bộ xã Thăng Thọ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020- 2025 gồm 119 đại biểu tham dự. Tại đại hội, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 12 đồng chí. Đồng chí Phạm Hồng Khôi được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy; đồng chí Hoàng Thị An và đồng chí Nguyễn Văn Hưng được bầu giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy.

Tháng 3/2022, thực hiện chủ trương điều động luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý, đồng chí Phạm Quang Thuyên, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Thăng Long được điều động về làm Phó Bí thư, chủ tịch UBND xã Thăng Thọ; điều động đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Phó bí thư, Chủ tịch UBND xã Thăng Thọ về giữ chức Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Công Liêm; Tháng 01/2022, đồng chí Trần Văn Ngà- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã được Huyện ủy Nông Cống Quyết định chỉ định bổ sung UVBCH Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020- 2025, hiện tại tổng số Ban Chấp hành Đảng bộ xã là 13 đồng chí.

Đảng ủy đã có nhiều chủ trương giải pháp tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực, tập trung các nguồn lực để xây dựng cở sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu trong xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Huyện, của Tỉnh, của Tung ương, nhiều dự án lớn được khởi công xây dựng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân; cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, đồng bộ. Năm 2023, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã đạt 357,2 tỷ đồng, tăng 118,9 tỷ đồng so với năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người đạt 66,3 triệu đồng/người/năm, tăng 19,6 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,51%. Trong xã có sản phẩm Ống hút tre được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Nhìn lại chặng đường 70 năm, từ 15 Đảng viên, đến nay Đảng bộ xã Thăng Thọ đã không ngừng lớn mạnh, với 253 đảng viên và trải qua 22 kỳ Đại hội. Đội ngũ Đảng viên của Đảng bộ không chỉ tăng về số lượng mà trình độ chính trị, chuyên môn ngày càng được nâng cao, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng. Nhiều năm liền, Đảng bộ xã Thăng Thọ được Huyện ủy Nông Cống công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Truyền thống cách mạng và những kết quả đạt được trong suốt 70 năm qua sẽ là nền tảng, là động lực quan trọng để Đảng bộ xã Thăng Thọ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, phát huy sức mạnh đoàn kết, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội; quyết tâm xây dựng xã Thăng Thọ phát triển toàn diện và bền vững hơn nữa trong thời gian tới.

Người tốt, việc tốt