Truy cập

Hôm nay:
22
Hôm qua:
26717
Tuần này:
62625
Tháng này:
26739
Tất cả:
515817

Ý kiến thăm dò

truyên truyền

Ngày 19/03/2025 08:03:12

TUYÊN TRUYỀN V/v phòng ngừa vi phạm pháp luật đối với thanh, thiếu niên, gia đình về các quy định của pháp luật trên địa bàn xã Thăng Thọ

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ THĂNG THỌ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thăng Thọ, ngày 18 tháng 3 năm 2025

TUYÊN TRUYỀN

V/v phòng ngừa vi phạm pháp luật đối với thanh, thiếu niên, gia đình về các quy định của pháp luật trên địa bàn xã Thăng Thọ.

- Thực hiện công văn số: 641/UBND – VP ngày 07 tháng 3 năm 2025 về việc giao triển khai thực hiện kiến nghị của viện kiểm sát nhân dân huyện Nông Công, về việc áp dung biện pháp phòng ngừ tội phạm và vi phạm pháp luật đối với người dưới 18 tuổi.

1. Vi phạm các quy định về TTATGT.

* Các phương tiện thường xuyên điều khiển: Xe mô tô, xe gắn máy (trên 50cc và dưới 50cc), xe đạp điện, xe máy điện.

* Các vi phạm thường xuyên xảy ra: Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (trên 50cc và dưới 50cc), xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm; chở quá số người quy định; không có gương chiếu hậu; lạng lách đánh võng; điều khiển xe chưa đủ độ tuổi quy định.

* Các quy định về việc xử phạt:

- Không đội mũ bảo hiểm:

Tại khoản 3 Điều 6Nghị định 100/2019/NĐ-CPđược sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 4 Điều 2Nghị định 123/2021/NĐ-CPquy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.;

- Chở quá số người quy định:

Tại Điểm b Khoản 3 Điều 6Nghị định số: 100/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định như sau:

3. Phạt tiền từ400.000 đồng đến 600.000 đồngđối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;"

- Không có gương chiếu hậu:

Theo điểm a khoản 2 Điều 16Nghị định 100/2019/NĐ-CP(được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2Nghị định 123/2021/NĐ-CP), phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô có một trong các hành vi sau:

- Điều khiển xe không có đủ gương chiếu hậu.

- Điều khiển xe có gương chiếu hậu nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế.

- Lạng lách, đánh võng:

Căn cứ Điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

Ngoài ra, điểm c Khoản 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; còn quy định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

Như vậy, nếu người điều khiển xe máy trên đường mà lạng lách; đánh võng thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bịtước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng mà mà “gây tai nạn giao thông” hoặc “không chấp hành hiệu lệnh dừng xe củangười thi hành công vụ”:Khoản 9 và điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Như vậy, đối với hành vi này thì người điều khiển phương tiện xe máy sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

- Điều khiển phương tiện khi chưa đủ độ tuổi theo quy định:

Theo điểm a khoản 4 Điều 21Nghị định 100/2019NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

Điểm đ khoản 5 Điều 30Nghị định 100/2019/NĐ-CPquy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô khi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).

Theo đó, chủ sở hữu xe cũng sẽ bị xử phạt nếu giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Trong một số trường hợp, nếu gây thiệt hại về tài sản, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng đối với hành vi vi phạm.

* Câu hỏi:

- Người dưới 16 tuổi được điều khiển các loại phương tiện nào?

- Người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được điều khiển phương tiện nào?

- Chủ phương tiện giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện có bị xử lý không?

2. Vi phạm các quy định về VK, VLN, CCHT và pháo.

* Các VK, VLN, CCHT và pháo: Pháo, dao, kiếm, phớ, tuýp, gậy 3 khúc.

* Các vi phạm thường xuyên xảy ra: Chế tạo, tàng trữ, sử dụng.

* Các quy định về việc xử phạt:

- Tàng trữ, sử dụng pháo:

Hành vi tàng trữ pháo trái phép chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo điểm e khoản 4 Điều 11Nghị định 144/2021/NĐ-CPvới hành vi được quy định như sau:

Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo

Tàng trữ pháo trái phép có thể bị phạt tù đến 10 năm.

Nếu hành vi tàng trữ pháo trái phép đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo Điều 191Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi 2017):

* Khung 1:

-Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

- Tàng trữ, sử dụng VK, VLN, CCHT:

Căn cứ Điều 11Nghị định 144/2021/NĐ-CPquy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;

Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm?

Theo Điều 304Bộ luật hình sự 2015sửa đổi bởi Khoản 106 Điều 1Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự như sau:

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. (Khung cao nhất của tội này là tù chung thân).

Mang theo vũ khí thô sơ trong người cũng có thể bị xử phạt hành chính?

Căn cứ vàokhoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CPquy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

Như vậy, trường hợpmang theo trong ngườihoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơnhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khácthì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

3. Bạo lực học đường.


2. Mức phạt với Tội cố ý gây thương tích

Tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Đây là mức phạt hình sự thấp nhất với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác. Theo đó, người phạm tội có thể bịphạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài mức phạt trên, các khung hình phạt tăng nặng khác với Tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 và khung cao nhất là tù chung thân.

Tại khoản 5 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về vi phạm quy dịnh về trật tự công cộng như sau:

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đề nghị Ban Giám hiệu các nhà trường quan tâm phối hợp, thực hiện.

Nơi Nhận. T/M UBND XÃ

- VP- HĐND – UBND huyện Chủ Tịch

- Lưu: VT

Phạm Quang Thuyên

truyên truyền

Đăng lúc: 19/03/2025 08:03:12 (GMT+7)

TUYÊN TRUYỀN V/v phòng ngừa vi phạm pháp luật đối với thanh, thiếu niên, gia đình về các quy định của pháp luật trên địa bàn xã Thăng Thọ

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ THĂNG THỌ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thăng Thọ, ngày 18 tháng 3 năm 2025

TUYÊN TRUYỀN

V/v phòng ngừa vi phạm pháp luật đối với thanh, thiếu niên, gia đình về các quy định của pháp luật trên địa bàn xã Thăng Thọ.

- Thực hiện công văn số: 641/UBND – VP ngày 07 tháng 3 năm 2025 về việc giao triển khai thực hiện kiến nghị của viện kiểm sát nhân dân huyện Nông Công, về việc áp dung biện pháp phòng ngừ tội phạm và vi phạm pháp luật đối với người dưới 18 tuổi.

1. Vi phạm các quy định về TTATGT.

* Các phương tiện thường xuyên điều khiển: Xe mô tô, xe gắn máy (trên 50cc và dưới 50cc), xe đạp điện, xe máy điện.

* Các vi phạm thường xuyên xảy ra: Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (trên 50cc và dưới 50cc), xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm; chở quá số người quy định; không có gương chiếu hậu; lạng lách đánh võng; điều khiển xe chưa đủ độ tuổi quy định.

* Các quy định về việc xử phạt:

- Không đội mũ bảo hiểm:

Tại khoản 3 Điều 6Nghị định 100/2019/NĐ-CPđược sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 4 Điều 2Nghị định 123/2021/NĐ-CPquy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.;

- Chở quá số người quy định:

Tại Điểm b Khoản 3 Điều 6Nghị định số: 100/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định như sau:

3. Phạt tiền từ400.000 đồng đến 600.000 đồngđối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;"

- Không có gương chiếu hậu:

Theo điểm a khoản 2 Điều 16Nghị định 100/2019/NĐ-CP(được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2Nghị định 123/2021/NĐ-CP), phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô có một trong các hành vi sau:

- Điều khiển xe không có đủ gương chiếu hậu.

- Điều khiển xe có gương chiếu hậu nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế.

- Lạng lách, đánh võng:

Căn cứ Điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

Ngoài ra, điểm c Khoản 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; còn quy định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

Như vậy, nếu người điều khiển xe máy trên đường mà lạng lách; đánh võng thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bịtước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng mà mà “gây tai nạn giao thông” hoặc “không chấp hành hiệu lệnh dừng xe củangười thi hành công vụ”:Khoản 9 và điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Như vậy, đối với hành vi này thì người điều khiển phương tiện xe máy sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

- Điều khiển phương tiện khi chưa đủ độ tuổi theo quy định:

Theo điểm a khoản 4 Điều 21Nghị định 100/2019NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

Điểm đ khoản 5 Điều 30Nghị định 100/2019/NĐ-CPquy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô khi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).

Theo đó, chủ sở hữu xe cũng sẽ bị xử phạt nếu giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Trong một số trường hợp, nếu gây thiệt hại về tài sản, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng đối với hành vi vi phạm.

* Câu hỏi:

- Người dưới 16 tuổi được điều khiển các loại phương tiện nào?

- Người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được điều khiển phương tiện nào?

- Chủ phương tiện giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện có bị xử lý không?

2. Vi phạm các quy định về VK, VLN, CCHT và pháo.

* Các VK, VLN, CCHT và pháo: Pháo, dao, kiếm, phớ, tuýp, gậy 3 khúc.

* Các vi phạm thường xuyên xảy ra: Chế tạo, tàng trữ, sử dụng.

* Các quy định về việc xử phạt:

- Tàng trữ, sử dụng pháo:

Hành vi tàng trữ pháo trái phép chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo điểm e khoản 4 Điều 11Nghị định 144/2021/NĐ-CPvới hành vi được quy định như sau:

Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo

Tàng trữ pháo trái phép có thể bị phạt tù đến 10 năm.

Nếu hành vi tàng trữ pháo trái phép đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo Điều 191Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi 2017):

* Khung 1:

-Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

- Tàng trữ, sử dụng VK, VLN, CCHT:

Căn cứ Điều 11Nghị định 144/2021/NĐ-CPquy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;

Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm?

Theo Điều 304Bộ luật hình sự 2015sửa đổi bởi Khoản 106 Điều 1Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự như sau:

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. (Khung cao nhất của tội này là tù chung thân).

Mang theo vũ khí thô sơ trong người cũng có thể bị xử phạt hành chính?

Căn cứ vàokhoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CPquy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

Như vậy, trường hợpmang theo trong ngườihoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơnhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khácthì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

3. Bạo lực học đường.


2. Mức phạt với Tội cố ý gây thương tích

Tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Đây là mức phạt hình sự thấp nhất với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác. Theo đó, người phạm tội có thể bịphạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài mức phạt trên, các khung hình phạt tăng nặng khác với Tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 và khung cao nhất là tù chung thân.

Tại khoản 5 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về vi phạm quy dịnh về trật tự công cộng như sau:

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đề nghị Ban Giám hiệu các nhà trường quan tâm phối hợp, thực hiện.

Nơi Nhận. T/M UBND XÃ

- VP- HĐND – UBND huyện Chủ Tịch

- Lưu: VT

Phạm Quang Thuyên

Người tốt, việc tốt

EMC Đã kết nối EMC