Truy cập

Hôm nay:
17
Hôm qua:
54
Tuần này:
2267
Tháng này:
5676
Tất cả:
428999

Ý kiến thăm dò

DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

Ngày 15/11/2023 15:03:24

BÀI TUYÊN TRUYỀN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

UBND XÃ THĂNG THỌ

BAN VĂN HÓA


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BÀI TUYÊN TRUYỀN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

Dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính triển khai Chính phủ điện tử, là công cụ để người dân, doanh nghiệp có thể giao dịch thủ tục hành chính với chính quyền 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ nơi đâu có kết nối Internet. Dịch vụ công trực tuyến gồm có 4 mức độ. Việc triển khai DVCTT toàn trình và một phần, bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết TTHC thực hiện trên môi trường mạng một cách nhanh chóng và thuận tiện, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Sử dụng DVCTT là bước tiến mới trong cải cách hành chính, giúp người dân, doanh nghiệp có thể giải quyết TTHC ở mọi lúc, mọi nơi, không phải đi lại nhiều lần, không phải xếp hàng và không mất thời gian chờ đợi. Đặc biệt, khi sử dụng DVCTT, người dân và doanh nghiệp sẽ tránh được sự nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức; tăng tính công khai, minh mạch của TTHC. Việc gửi hồ sơ qua DVCTT còn giúp tổ chức, cá nhân có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Nếu trước đây, muốn giải quyết TTHC, người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan Nhà nước nhận phiếu theo thứ tự và chờ cán bộ tiếp nhận hồ sơ để xử lý. Nhưng nay, khi sử dụng DVCTT, mọi việc liên quan đến TTHC, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện ở nhà hay ở cơ quan, đơn vị bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet, đồng thời có thể theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ của mình. Vì vậy, khi sử dụng DVCTT, các tổ chức, cá nhân sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và cắt giảm các chi phí đi lại.

Hướng dẫn sử dụng DVCTT cho tổ chức công dân

Để sử dụng DVCTT, trước hết người dùng phải có một tài khoản đã được xác thực trên hệ thống. Sau khi có tài khoản, người dùng có thể đăng ký các dịch vụ công và theo dõi hồ sơ của mình thông qua tài khoản đã đăng ký. Các bước thực hiện như sau:

PHẦN I: HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thanh Hóa theo địa chỉ: https://dichvucong.thanhhoa.gov.vn.

Bước 2: Công dân bấm nút đăng ký.

Bước 3: Công dân chọn loại tài khoản mà mình cần đăng ký (công dân, tổ chức, doanh nghiệp).

Bước 4: Cập nhật đầy đủ thông tin đăng ký, chú ý các trường dấu * là các trường bắt buộc, mã xác nhận là một chuỗi ký tự bất kỳ do hệ thống tự sinh ra yêu cầu người dùng phải cập nhật, cuối cùng bấm nút đăng ký để hoàn tất quá trình đăng ký tài khoản.

PHẦN II: HƯỚNG DẪN CÔNG DÂN SỬ DVCTT

Bước 1: Từ trang chủ, công dân chọn DVCTT để bắt đầu.

Bước 2: Công dân sử dụng các bộ lọc tìm kiếm để chọn dịch vụ cần sử dụng rồi ấn nút đăng ký.

Bước 3: Điền thông tin theo chỉ dẫn ở các bước cập nhật thông tin hồ sơ.

Bước 4: Đính kèm thành phần hồ sơ thủ tục, ấn nút gửi đi để gửi hồ sơ trực tuyến đến cơ quan chuyên môn giải quyết.

Bước 5: Thông tin đăng ký thành công sẽ được gửi đến hộp thư điện tử mà công dân đã đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có yêu cầu khác, công dân sẽ được hướng dẫn chi tiết để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

PHẦN III: HƯỚNG DẪN CÔNG DÂN TRA CỨU HỒ SƠ

Bước 1: Từ màn hình trang chủ chọn chức năng tra cứu hồ sơ.

Bước 2: Nhập mã hồ sơ, hoặc số CMND, hoặc số thẻ căn cước công dân, hoặc số hộ chiếu của công dân và ấn nút tìm kiếm.

Bước 3: Xem thông tin về tình hình giải quyết hồ sơ.

NGƯỜI VIẾT TIN

Trịnh Thị Tâm

(Đài TT xã Thăng Thọ)

DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

Ngày 13/6/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Theo đó:

- Dịch vụ hành chính công: Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục đích lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.

- Dịch vụ công trực tuyến:Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

-Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1:Là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về TTHC và các văn bản có liên quan qui định về thủ tục hành chính đó.

-Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2:Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

-Dịch vụ công trực tuyến một phần:Là dịch vụ trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ, các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

-Dịch vụ công trực tuyến toàn trình:Là dịch vụ công trực tuyến một phần và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến.Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

Như vậy, có thể thấy so với việc thực hiện Dịch vụ hành chính công truyền thống việcsử dụng dịch vụ công trực tuyếnđem lại những lợi ích sau:

-Một là: Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính triển khai Chính phủ điện tử. Điều đó không những tạo điều kiện cho nhân dân và doanh nghiệp mà còn giảm áp lực giấy tờ công việc lên các cơ quan quản lý nhà nước.

- Hai là:Cá nhân, tổ chức khi đăng ký dịch vụ công trực tuyến sẽ giảm thời gian gửi/ nhận hồ sơ, giảm thời gian và tiết kiệm được đi lại cho người sử dụng.

-Ba là:Tăng tính minh bạch của các cơ quan cung cấp dịch vụ. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc cung cấp thông tin về trạng thái hiện tại của quy trình giải quyết hồ sơ là hoàn toàn có thể(cung cấp thông tin hồ sơ đang nằm ở phòng nào? đang được giải quyết ở bước nào?có thể xem kết quả giải quyết? ...).

-Bốn là:Hiệu quả kinh tế cho cả người sử dụng dịch vụ và cơ quan cung cấp dịch vụ, do đó có thể tiết kiệm thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm,...

DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

Đăng lúc: 15/11/2023 15:03:24 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

UBND XÃ THĂNG THỌ

BAN VĂN HÓA


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BÀI TUYÊN TRUYỀN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

Dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính triển khai Chính phủ điện tử, là công cụ để người dân, doanh nghiệp có thể giao dịch thủ tục hành chính với chính quyền 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ nơi đâu có kết nối Internet. Dịch vụ công trực tuyến gồm có 4 mức độ. Việc triển khai DVCTT toàn trình và một phần, bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết TTHC thực hiện trên môi trường mạng một cách nhanh chóng và thuận tiện, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Sử dụng DVCTT là bước tiến mới trong cải cách hành chính, giúp người dân, doanh nghiệp có thể giải quyết TTHC ở mọi lúc, mọi nơi, không phải đi lại nhiều lần, không phải xếp hàng và không mất thời gian chờ đợi. Đặc biệt, khi sử dụng DVCTT, người dân và doanh nghiệp sẽ tránh được sự nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức; tăng tính công khai, minh mạch của TTHC. Việc gửi hồ sơ qua DVCTT còn giúp tổ chức, cá nhân có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Nếu trước đây, muốn giải quyết TTHC, người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan Nhà nước nhận phiếu theo thứ tự và chờ cán bộ tiếp nhận hồ sơ để xử lý. Nhưng nay, khi sử dụng DVCTT, mọi việc liên quan đến TTHC, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện ở nhà hay ở cơ quan, đơn vị bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet, đồng thời có thể theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ của mình. Vì vậy, khi sử dụng DVCTT, các tổ chức, cá nhân sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và cắt giảm các chi phí đi lại.

Hướng dẫn sử dụng DVCTT cho tổ chức công dân

Để sử dụng DVCTT, trước hết người dùng phải có một tài khoản đã được xác thực trên hệ thống. Sau khi có tài khoản, người dùng có thể đăng ký các dịch vụ công và theo dõi hồ sơ của mình thông qua tài khoản đã đăng ký. Các bước thực hiện như sau:

PHẦN I: HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thanh Hóa theo địa chỉ: https://dichvucong.thanhhoa.gov.vn.

Bước 2: Công dân bấm nút đăng ký.

Bước 3: Công dân chọn loại tài khoản mà mình cần đăng ký (công dân, tổ chức, doanh nghiệp).

Bước 4: Cập nhật đầy đủ thông tin đăng ký, chú ý các trường dấu * là các trường bắt buộc, mã xác nhận là một chuỗi ký tự bất kỳ do hệ thống tự sinh ra yêu cầu người dùng phải cập nhật, cuối cùng bấm nút đăng ký để hoàn tất quá trình đăng ký tài khoản.

PHẦN II: HƯỚNG DẪN CÔNG DÂN SỬ DVCTT

Bước 1: Từ trang chủ, công dân chọn DVCTT để bắt đầu.

Bước 2: Công dân sử dụng các bộ lọc tìm kiếm để chọn dịch vụ cần sử dụng rồi ấn nút đăng ký.

Bước 3: Điền thông tin theo chỉ dẫn ở các bước cập nhật thông tin hồ sơ.

Bước 4: Đính kèm thành phần hồ sơ thủ tục, ấn nút gửi đi để gửi hồ sơ trực tuyến đến cơ quan chuyên môn giải quyết.

Bước 5: Thông tin đăng ký thành công sẽ được gửi đến hộp thư điện tử mà công dân đã đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có yêu cầu khác, công dân sẽ được hướng dẫn chi tiết để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

PHẦN III: HƯỚNG DẪN CÔNG DÂN TRA CỨU HỒ SƠ

Bước 1: Từ màn hình trang chủ chọn chức năng tra cứu hồ sơ.

Bước 2: Nhập mã hồ sơ, hoặc số CMND, hoặc số thẻ căn cước công dân, hoặc số hộ chiếu của công dân và ấn nút tìm kiếm.

Bước 3: Xem thông tin về tình hình giải quyết hồ sơ.

NGƯỜI VIẾT TIN

Trịnh Thị Tâm

(Đài TT xã Thăng Thọ)

DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

Ngày 13/6/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Theo đó:

- Dịch vụ hành chính công: Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục đích lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.

- Dịch vụ công trực tuyến:Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

-Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1:Là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về TTHC và các văn bản có liên quan qui định về thủ tục hành chính đó.

-Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2:Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

-Dịch vụ công trực tuyến một phần:Là dịch vụ trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ, các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

-Dịch vụ công trực tuyến toàn trình:Là dịch vụ công trực tuyến một phần và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến.Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

Như vậy, có thể thấy so với việc thực hiện Dịch vụ hành chính công truyền thống việcsử dụng dịch vụ công trực tuyếnđem lại những lợi ích sau:

-Một là: Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính triển khai Chính phủ điện tử. Điều đó không những tạo điều kiện cho nhân dân và doanh nghiệp mà còn giảm áp lực giấy tờ công việc lên các cơ quan quản lý nhà nước.

- Hai là:Cá nhân, tổ chức khi đăng ký dịch vụ công trực tuyến sẽ giảm thời gian gửi/ nhận hồ sơ, giảm thời gian và tiết kiệm được đi lại cho người sử dụng.

-Ba là:Tăng tính minh bạch của các cơ quan cung cấp dịch vụ. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc cung cấp thông tin về trạng thái hiện tại của quy trình giải quyết hồ sơ là hoàn toàn có thể(cung cấp thông tin hồ sơ đang nằm ở phòng nào? đang được giải quyết ở bước nào?có thể xem kết quả giải quyết? ...).

-Bốn là:Hiệu quả kinh tế cho cả người sử dụng dịch vụ và cơ quan cung cấp dịch vụ, do đó có thể tiết kiệm thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm,...

Người tốt, việc tốt